2.2.9 Toán tử new và delete
Trong các chương trình C, tất cả các cấp phát động bộ nhớ đều được xử lý thông qua các hàm thư viện như malloc(), calloc() và free(). C++ định nghĩa một phương thức mới để thực hiện việc cấp phát động bộ nhớ bằng cách dùng hai toán tử new và delete. Sử dụng hai toán tử này sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với các hàm thư viện của C. Đoạn chương trình sau dùng để cấp phát vùng nhớ động theo lối cổ điển của C.
int *P;
P = malloc(sizeof(int));
if (P==NULL)
printf("Khong con du bo nho de cap phat\n");
else
{
*P = 290;
printf("%d\n", *P);
free(P);
}
Trong C++, chúng ta có thể viết lại đoạn chương trình trên như sau:
int *P;
P = new int;
if (P==NULL)
cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n";
else
{
*P = 290;
cout<<*P<<"\n";
delete P;
}
Chúng ta nhận thấy rằng, cách viết của C++ sáng sủa và dễ sử dụng hơn nhiều. Toán tử new thay thế cho hàm malloc() hay calloc() của C có cú pháp như sau :
new type_name
new ( type_name )
new type_name initializer
new ( type_name ) initializer
Trong đó :
type_name: Mô tả kiểu dữ liệu được cấp phát. Nếu kiểu dữ liệu mô tả phức tạp, nó có thể được đặt bên trong các dấu ngoặc.
initializer: Giá trị khởi động của vùng nhớ được cấp phát.
Nếu toán tử new cấp phát không thành công thì nó sẽ trả về giá trị NULL.
Còn toán tử delete thay thế hàm free() của C, nó có cú pháp như sau :
delete pointer
delete [] pointer
Chúng ta có thể vừa cấp phát vừa khởi động như sau :
int *P;
P = new int(100);
if (P!=NULL)
{
cout<<*P<<"\n";
delete P;
}
else
cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n";
Đ
ể cấp phát một mảng, chúng ta làm như sau :int *P;
P = new int[10]; //Cấp phát mảng 10 số nguyên
if (P!=NULL)
{
for(int I = 0;I<10;++)
P[I]= I;
for(I = 0;I<10;++)
cout<<P[I]<<"\n";
delete []P;
}
else
cout<<"Khong con du bo nho de cap phat\n";
Chú ý: Đối với việc cấp phát mảng chúng ta không thể vừa cấp phát vừa khởi động giá trị cho chúng, chẳng hạn đoạn chương trình sau là sai :
int *P;
P = new (int[10])(3); //Sai !!!
Ví dụ 2.6: Chương trình tạo một mảng động, khởi động mảng này với các giá trị ngẫu nhiên và sắp xếp chúng.
![]() |
|||||||||
|
|||||||||
|
|||||||||
![]() |
Chúng ta chạy ví dụ 2.6, kết quả ở hình 2.7
Hình 2.7: Kết quả của ví dụ 2.6
Ví dụ 2.7: Chương trình cộng hai ma trận trong đó mỗi ma trận được cấp phát động.Chúng ta có thể xem mảng hai chiều như mảng một chiều như hình 2.8
Hình 2.8: Mảng hai chiều có thể xem như mảng một chiều.
Gọi X là mảng hai chiều có kích thước m dòng và n cột.
A là mảng một chiều tương ứng.
Nếu X[i][j] chính là A[k] thì k = i*n + j
Chúng ta có chương trình như sau :
![]() |
|||||||||
|
|||||||||
|
|||||||||
![]() |
Chúng ta chạy ví du 2.7 , kết quả ở hình 2.9
Hình 2.9: Kết quả của ví dụ 2.7
Một cách khác để cấp phát mảng hai chiều A gồm M dòng và N cột như sau:
int ** A = new int *[M];
int * Tmp = new int[M*N];
for(int I=0;I<M;++I)
{
A[I]=Tmp;
Tmp+=N;
}
//Thao tác trên mảng hai chiều A
…………………..
delete [] *A;
delete [] A;
Toán tử new còn có một thuận lợi khác, đó là tất cả các lỗi cấp phát động đều có thể bắt được bằng một hàm xử lý lỗi do người dùng tự định nghĩa. C++ có định nghĩa một con trỏ (pointer) trỏ đến hàm đặc biệt. Khi toán tử new được sử dụng để cấp phát động và một lỗi xảy ra do cấp phát, C++ tự gọi đến hàm được chỉ bởi con trỏ này. Định nghĩa của con trỏ này như sau:
typedef void (*pvf)();
pvf _new_handler(pvf p);
Đ
iều này có nghĩa là con trỏ _new_handler là con trỏ trỏ đến hàm không có tham số và không trả về giá trị. Sau khi chúng ta định nghĩa hàm như vậy và gán địa chỉ của nó cho _new_handler chúng ta có thể bắt được tất cả các lỗi do cấp phát động.![]() |
|||||||||
|
|||||||||
|
|||||||||
![]() |
Sử dụng con trỏ _new_handler chúng ta phải include file new.h như ở dòng 3. Chúng ta chạy ví dụ 2.8, kết quả ở hình 2.10.
Hình 2.10: Kết quả của ví dụ 2.8
Thư viện cũng còn có một hàm được định nghĩa trong new.h là hàm có prototype sau :
void ( * set_new_handler(void (* my_handler)() ))();
Hàm set_new_handler() dùng để gán một hàm cho _new_handler.
![]() |
|||||||||
|
|||||||||
|
|||||||||
![]() |
Chúng ta chạy ví dụ 2.9, kết quả ở hình 2.11
Hình 2.11: Kết quả của ví dụ 2.9